Mô hình nuôi lợn rừng ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó việc hạch toán chi phí nuôi lợn rừng là điều rất quan trọng và cần thiết. Bài viết dưới đây, Mayepcamviens150.com sẽ giúp bà con hạch toán mô hình chăn nuôi lợn với chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn!
Hạch toán nuôi lợn rừng với mô hình đầu tư 500 triệu
Sau đây là các loại chi phí khi bà con đầu tư cho mô hình nuôi lợn rừng:
Chi phí xây dựng chuồng trại
Xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn, kiên cố, dễ dàng tháo lắp, thiết kế thông minh tận dụng tối đa khả năng sử dụng của chuồng (không để chuồng trống). Chuồng trại được xây dựng sử dụng để nuôi lợn bố mẹ và lợn con được sinh ra từ lợn bố mẹ.
Lưu ý: Hướng chuồng lợn nên xây là hướng Đông Nam, giúp tránh nắng vào mùa hè và hấp thụ được ánh nắng vào mùa đông.
Tổng chi phí dự kiến xây dựng chuồng trại: 150,000,000 VNĐ.
Chi phí mua heo giống
Tổng chi phí mua giống: 200,000,000 VNĐ.
Loại con giống: Giống lợn rừng thuần chủng F1. Giá con giống: 250,000đ/1kg.
Số lượng con giống:
- 20 con bố mẹ đã sinh sản lứa thứ nhất: Cân nặng trung bình 50 – 60kg/1con, trong đó có 2 lợn đực.
- 25 con: Cân nặng trung bình 20kg/1 con, trong đó có 5 lợn đực.
- 100 con giống mới sinh: Cân nặng trung bình 10kg/1 con.
Chi phí thức ăn cho lợn
Thức ăn cho 20 con lợn bố mẹ:
Chi phí thức ăn tinh bột (gồm bột ngô, bột khoai, bột sắn, bột mì…).
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,8kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 4,800đ (Mức tính trung bình khoảng 5000đ/1 con/1 ngày).
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 năm: 365 ngày x 5000đ = 1,825,000đ.
Vậy chi phí thức ăn cho 20 con trong 1 năm khoảng 40 triệu đồng.
Thức ăn cho 25 con lợn (20Kg)
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,6kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 3,600đ.
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 năm: 365 x 3,600đ = 1,314,000đ.
Vậy chi phí thức ăn cho 25 con trong 1 năm khoảng 30 triệu.
Thức ăn cho 100 con giống mới sinh
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,3kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 1,800đ.
Chi phí thức ăn cho 1 con/1 năm nuôi: 657,000đ.
Chi phí thức ăn cho 100 con khoảng 70 triệu.
Vậy tổng chi phí thức ăn chăn nuôi lợn rừng 1 năm khoảng 150 triệu.
Đảm bảo các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho heo
Thức ăn chứa nhiều năng lượng
Thức ăn giàu năng lượng là thức ăn cơ bản nhất trong lượng thức ăn cho heo rừng, bao gồm: các loại hạt ngũ cốc, cám, khoai, sắn, rỉ đường…
Chất bột cung cấp nhiệt lượng để cơ thể điều hoà, cân bằng nhiệt và cung cấp nhiệt năng cho mọi hoạt động của heo. Một số loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao:
- Cám: là thành phần chính trong thức ăn tinh của heo.
- Ngô: là thức ăn nhiều tinh bột có giá trị. Ngô cũng không để lâu được dễ sinh nấm mốc và mất các vitamin như vitamin A có trong ngô vàng.
- Tấm: là loại tinh bột có giá trị. Cho heo ăn sống, tấm cần được nghiền nhỏ để dễ tiêu. Với heo con tấm cần được nấu chín. Heo ăn tấm thịt chắc và có màu trắng.
- Thức ăn củ: sắn, khoai, dong riềng tuy có nhiều tinh bột, nhưng thiếu một số chất khác nên không thể thay thế được tấm, cám, ngô trong khẩu phần ăn của heo.Các phụ phẩm: bỗng rượu, bã đậu, bã bia,…
Thức ăn giàu khoáng chất
Chất khoáng rất cần trong lượng thức ăn cho heo rừng. Khoáng góp phần tạo tế bào, điều hoà sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng hoá thức ăn protein và chất béo. Thiếu khoáng năng suất thịt giảm, heo bị còi, cơ thể suy nhược, tạo điều kiện phát sinh các bệnh như lao, bại liệt.
Các nguồn thức ăn giàu chất khoáng: vôi bột (vôi tã), vỏ sò nghiền sống, mai mực…
Thức ăn chứa nhiều Protein
Trong các thức ăn giàu tinh bột cũng có một tỷ lệ protein nhất định, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu protein cho các loại heo khác nhau, do đó, khi sử dụng, người ta phải hỗn hợp với các loại thức ăn giàu protein.
Cần cung cấp cho heo cả protein thức vật và protein động vật giúp heo mau lớn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hạch toán nuôi lợn rừng cùng các thành phần dinh dưỡng cần cung cấp trong quá trình nuôi heo.
Chúc bà con có mô hình nuôi lợn rừng thành công!
ativador office 2019